Tư vấn pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

a1ffe68cc8ac
17 Tháng Một, 2019 0 Comments

Tư vấn pháp luật về ly hôn là điều rất cần thiết đối với xã hội và đặc biệt nhất là các cặp vợ chồng đang có quyết định tìm đến tòa án để giải thoát mối quan hệ. Trong đó, mối lo ngại và gây nhức nhối nhất chính là quyền nuôi dạy con cái. Chúng tôi xin đưa ra một vài lưu ý về quyền nuôi con khi ly hôn mong có thể giúp bạn có nhận thức đúng đắn và toàn diện hơn nữa .

 

Tư vấn pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Ly hôn có phải là giải pháp tốt để kết thúc một mối quan hệ mà có quá nhiều ràng buộc? Ly hôn ai sẽ là người tổn thương nhiều nhất? Tôi nghĩ không ai khác chính những đứa con, là người cảm thấy buồn tủi nhất khi phải lựa chọn chỉ được sống với một trong hai bố hoặc mẹ.

 Về quyền được phép nuôi dạy con cái cần có những lưu ý sau:

Thỏa thuận về quyền nuôi con khi ly hôn:

Khi đã thực hiện ly hôn xong, cả bố và mẹ đều có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục chăm sóc con cái nếu những đứa trẻ chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mắc phải những bệnh tật, khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động như bao đứa trẻ bình thường khác và không có bất cứ tài sản nào nuôi sống bản thân.

Một trong hai bên sẽ được nuôi con, bên còn lại sẽ phải cấp dưỡng cho con. Thời gian cấp dưỡng là khi con đã trưởng thành và có thể tự chủ về kinh tế. Hoặc những trường hợp bên kia không cần sự cấp dưỡng nữa.

Điều kiện nuôi con sau ly hôn:

Tư vấn pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

 

Tòa án sẽ là cơ quan có thẩm quyết cao nhất để quyết định ai sẽ có quyền nuôi con nếu hai vợ chồng không thể tự thỏa thuận được và cần tòa án can thiệp. Tòa án sẽ xem xét một cách toàn diện về điều kiện để nuôi con, để đứa trẻ được lớn lên và phát triển tốt nhất trong tương lai.

Các điều kiện mà bố/mẹ phải có để đủ điều kiện nuôi con là: điều kiện nuôi dưỡng ( phải cho con đầy đủ vật chất cụ thể là chỗ ăn ở và vật chất ), điều kiện học tập, chăm sóc, phát triển tinh thần, môi trường sống …

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với trẻ em từ 3 đến dưới 7 tuổi:

Tư vấn pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Nếu hai bên không quyết định tự thỏa thuận hoặc xảy ra tranh chấp, Tòa án sẽ đứng ra xem xét ai có thể đảm bảo quyền lợi chăm sóc con tốt hơn

Điều kiện chăm sóc ở đây không phải chỉ có về vật chất mà còn về cả tinh thần. Có đủ điều kiện kinh tế để lo cho con những đặc thù công việc không thể bên con chăm sóc cho con nhiều cũng là lí do không được tòa xem xét cho nuôi con.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Có những trường hợp được tòa án xem xét và xác nhận được nuôi con nhưng người trực tiếp nuôi con có thể thay đổi như sau:

Cha mẹ sau khi suy nghĩ lại và thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.

Người trực tiếp nuôi con không có đủ khả năng nuôi con nữa.

Nếu trong trường hợp con đủ 7 tuổi trở nên, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải được sự đồng ý của con.

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền thăm nom con. Việc thăm nom là do hai  bên thỏa thuận với nhau và không có sự cản trở của pháp luật. Trừ trường hợp, người không trực tiếp nuôi con lợi dụng việc thăm nom con để gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người kia sẽ bị tòa án hạn chế việc thăm nom con.

Trên đây là những lưu ý về quyền được phép nuôi con sau khi ly hôn. Đứa trẻ nào cũng mong được trọn vẹn về gia đình cả. Nhưng nếu bố/mẹ không thế cố gắng ở bên nhau thì xin hãy ở bên con. Hãy dành thật nhiều tình thương cho con để đảm bảo cuộc sống của những đứa trẻ sẽ ngày một tốt đẹp hơn.

Tư vấn pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn

Liên hệ tư vấn luật hôn nhân:

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW FIRM

  • Trụ sở chính: Phòng 2501, tầng 25, tháp B, tòa nhà Golden Land, số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thành Xuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568 – 1900.6586
  • Số điện thoại yêu cầu dịch vụ: 024.73.000.111 hoặc 0989.914.898 (Phòng kinh doanh)
  • Số điện thoại khiếu nại, phản hồi chất lượng tư vấn: 0965.336.999 (Mr.Dương – Giám đốc điều hành)
  • Email yêu cầu dịch vụ pháp lý: [email protected]

>> Có thể bạn quan tâm

Cách trồng cà chua bằng hạt trong chậu tại nhà đơn giản

Chia sẻ cách trồng mướp đắng trĩu quả ngay trong chậu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *